There is no limit to what we, as a woman, can accomplish.
Không có giới hạn nào cho phụ nữ. Chúng ta có thể làm mọi thứ và trở thành bất cứ ai mà ta hằng mong ước.

Michelle Obama

NGHĨ MÌNH PHẢI LÀ MỘT LẬP TRÌNH VIÊN, KHÔNG NGHỀ NÀO KHÁC

Từ ước mơ làm công nghệ năm 14 tuổi, Nguyễn Trần Ngọc Linh (Giám đốc Trung tâm Phân tích dữ liệu Viettel Telecom) là “minh chứng thép” cho câu chuyện kiên trì theo đuổi đam mê. “Linh nghĩ mình phải là một lập trình viên, không nghề nào khác!”.

Nỗ lực bất chấp những rào cản về thiếu thốn công nghệ, thành công đầu đời của chị là Giải nhất Quốc gia môn Tin học, đến Giải lập trình Sinh viên Nhật Bản. Gia nhập Viettel từ năm 2012, từ vị trí lập trình viên, hiện chị là Giám đốc Trung tâm Phân tích dữ liệu Viettel Telecom và là đại sứ Việt Nam tại Hội nghị khoa học dữ liệu toàn cầu.

“Nếu minh họa cho hành trình đến với công nghệ bằng một nét vẽ, mình chọn đường gấp khúc vì mục tiêu của mình là luôn hướng lên phía trước”.

Năm 2013, chị được tham gia dự án xây dựng nền tảng cho hệ thống kho dữ liệu kinh doanh tập trung Viettel BI và được giao trọng trách nghiên cứu công nghệ Big Data để xử lý lượng dữ liệu viễn thông ngày càng gia tăng và phức tạp. Đây cũng là dự án đầu tiên đưa chị Linh bén duyên với lĩnh vực này.

“Từ lúc đó là mình cứ gan lì tiến thẳng thôi, tất nhiên là cũng sẽ có lúc gập ghềnh nhưng cái gập ghềnh đó là để mình rèn luyện và đạt được những mục tiêu cao hơn cho bản thân mình.” Chị Linh chia sẻ.

Sau 11 năm gắn bó, chị Linh đã tham gia nhiều dự án quan trọng tại Viettel như Viettel Data Lake, Viettel Realtime Big Data Platform (vRTAP)…; giải quyết nhiều bài toán kinh doanh tại Việt Nam và các thị trường nước ngoài như Lào, Campuchia, Peru, Myanmar. Tất cả đều chỉ hướng về một mục tiêu duy nhất, xây dựng một trung tâm phân tích dữ liệu, Big Data mang tầm quốc tế.

“Môi trường Viettel có những người anh luôn giúp đỡ mình và trong cảm nhận của mình Viettel cũng chính là một người anh lớn dẫn dắt mình đến ngày hôm nay.”

Trải qua 15 năm làm công nghệ, chị mong muốn trở thành nguồn động viên cho các bạn trẻ đang bắt đầu những bước như mình ngày trước, cổ vũ thêm nhiều chị em tham gia vào nghề này:

“Các bạn hãy đam mê với nghề, rèn luyện chuyên môn sâu, và đừng ngại ngần bước chân vào các cộng đồng quốc tế, nghĩ mình làm được thì sẽ làm được, cố gắng hết mình nhé các bạn gái nhỏ xinh!”

PHỤ NỮ SAO LẠI LÀM NGHỀ CỦA NAM GIỚI

Chị Ngọc Linh (sinh năm 1987) chia sẻ, kể từ lúc chọn trường Đại học, chị đã nghe câu hỏi này đến quen tai: Phụ nữ sao lại đi làm nghề của nam giới? Con gái sao không chọn việc nhẹ nhàng mà làm? Rồi ngay cả khi ra trường, đi làm, bị nghi ngờ khả năng, bị đánh giá thấp, chỉ được giao việc vặt… vì là nữ giới chị cũng đã nhiều lần trải qua. Nhiều bạn gái cùng ngành nản lòng thoái chí, nhưng chị Linh khẳng định: chưa từng có ý định từ bỏ!

Con đường mà chị theo đuổi, cho đến tận thời điểm này chính là phải tạo ra được nhiều hệ thống lớn, áp dụng nhiều công nghệ chuyên sâu cho nhiều người dùng.

Tính ra, theo thống kê của Mỹ, chị Linh thuộc chưa đầy 10% số lập trình viên là nữ theo được con đường công nghệ cao sau 15 năm.
Các số liệu thống kê chỉ ra rằng, tỷ lệ phụ nữ rời ngành công nghệ sau 5-10 năm là 60-70%, sau 15 năm thì số người trụ lại chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Đó cũng là lý do các nhà khoa học nữ ở Mỹ lập ra tổ chức Phụ nữ trong khoa học dữ liệu toàn cầu (Woman in Data Science – WiDS) để vinh danh và truyền cảm hứng cho phụ nữ toàn thế giới theo đuổi công việc bị định kiến là “chỉ dành cho nam giới”.
Chị Ngọc Linh đã chính thức trở thành đại sứ tại Việt Nam cho tổ chức này từ năm 2021.

Bén duyên với CNTT từ năm lớp 7 nhờ máy tính của anh trai, cô bé Ngọc Linh thời điểm ấy chưa từng nghĩ xa xôi sẽ theo cái công việc khắc khổ này. Chỉ vì mê máy tính, muốn tìm hiểu đến cùng, Linh càng ngày càng bị thế giới kỳ bí của những mã code hấp dẫn. Bắt đầu viết các phần mềm đơn giản đầu tiên giúp mẹ là giáo viên chấm điểm, quản lý học sinh, càng ngày Ngọc Linh càng nhận thức được lợi ích to lớn của việc học lập trình: “Nhờ nó, tôi có thể quản lý cuộc sống của mình tốt hơn. Nhờ nó, tư duy của tôi rõ ràng, ngăn nắp. Cũng nhờ nó, tôi có thể làm rất nhiều việc cùng lúc mà không loạn. Cho nên tôi thường khuyên bạn bè của mình, nếu có thể thì hãy cho con học lập trình từ sớm. Có căn bản, về sau làm gì cũng dễ”.

Học chuyên Tin từ cấp ba, cho đến khi đi làm, chị Ngọc Linh đều sống trong cảnh hoa lạc giữa rừng gươm. Ở thời điểm hiện tại, mỗi lần chủ trì các cuộc họp (tại trung tâm do chị quản lý), cũng vẫn “mình tôi là nữ”.

Công việc lập trình khá vất vả, nhiều áp lực, thời gian tập trung cao, cường độ làm việc lại lớn, thức khuya là chuyện thường ngày ở huyện, nhưng lý do giúp chị chưa từng có ý định giải nghệ là vì: “lúc làm ra được sản phẩm thì sung sướng vô cùng, nhất là khi sản phẩm ấy được áp dụng rộng rãi vào thực tế, giúp cho nhiều người giải phóng được sức lao động”.

Câu chuyện chị Linh nói có vẻ nhẹ nhàng, nhưng đúng như nguyên tắc Assiduity: “Thành công sẽ mỉm cười với người kiên trì ở lại cuối cùng chứ không phải là những người bỏ cuộc”.

ĐƯỢC GIAO VIỆC KHÓ LÀ MAY MẮN

Làm việc ở Viettel 13 năm, với Ngọc Linh, đây là may mắn của chị, vì ở nơi này phụ nữ được tạo điều kiện, được đánh giá và được tham gia vào tất cả các hạng mục “miễn là bạn có khả năng”.

Năm 2013, chị Linh mới vào Viettel chưa lâu, lại đúng thời điểm sinh con nhỏ, nhưng chị vẫn được cấp trên tin tưởng, giao cho thực hiện xây dựng hệ thống Viettel BI áp dụng công nghệ Big Data. Đây là công nghệ mới ở thời điểm đó, ngay cả với cộng đồng thế giới cũng mới chỉ đang trong giai đoạn ươm mầm. Thất bại nhiều lần, thậm chí có lúc chị Linh định quay về công nghệ cũ, nhưng không đành.

“Tự nhiên đầu tư bao nhiêu tiền mà không làm được gì mới, đột phá thì phí. Thế là tôi cùng đoàn đội mò mẫm, thức đêm, có khi 7 ngày không về nhà, để nghiên cứu. Đến khi tìm ra được mô hình, thử nghiệm thành công, rồi được các anh ủng hộ ứng dụng vào thực tế, thử nghiệm tại một số thị trường nước ngoài của Viettel và bung ra phạm vi toàn công ty viễn thông thì cảm thấy mọi cố gắng của mình đều xứng đáng”, chị Linh nhớ lại..

Khi được hỏi về ‘cuộc sống’ tại Viettel, chị thổ lộ, Viettel trong chị là sự biết ơn. “Năm 2021, tôi ốm rất nặng, bản thân không nghĩ có thể quay lại được. Nhưng khi quay lại mọi người rất chào đón và tạo cho tôi nhiều cơ hội. Các lãnh đạo, đồng nghiệp luôn luôn ủng hộ để tôi tiếp tục trên con đường chiến đấu với đam mê của mình. Tôi cảm thấy rất biết ơn.”

Về định kiến “phụ nữ theo nghề đàn ông”, chị Linh nói rằng, lâu rồi chị không bị nó làm phiền nữa: “Thầy tôi bảo học nhiều làm nhiều nghiên cứu nhiều sẽ thành kỹ năng, thành dễ. Chúng tôi làm nghề này, đọc code như người ta đọc sách, như một ngôn ngữ. Tôi thấy rất hay. Khi tôi quản lý các nhân viên nữ, tôi cũng không ưu tiên gì về thời gian hay khối lượng công việc với họ. Tôi chỉ cho họ cơ hội và sự công nhận nên có. Trong ngành CNTT, nếu cố gắng, phụ nữ cũng sẽ tạo ra được thế giới của mình, lộng lẫy không kém gì đàn ông”!

There’s no limit to what we, as a woman, can accomplish.
Không có giới hạn nào cho phụ nữ. Chúng ta có thể làm mọi thứ và trở thành bất cứ ai mà ta hằng mong ước.

Michelle Obama

NGHĨ MÌNH PHẢI LÀ MỘT LẬP TRÌNH VIÊN, KHÔNG NGHỀ NÀO KHÁC

Từ ước mơ làm công nghệ năm 14 tuổi, Nguyễn Trần Ngọc Linh (Giám đốc Trung tâm Phân tích dữ liệu Viettel Telecom) là “minh chứng thép” cho câu chuyện kiên trì theo đuổi đam mê. “Linh nghĩ mình phải là một lập trình viên, không nghề nào khác!”.

Nỗ lực bất chấp những rào cản về thiếu thốn công nghệ, thành công đầu đời của chị là Giải nhất Quốc gia môn Tin học, đến Giải lập trình Sinh viên Nhật Bản. Gia nhập Viettel từ năm 2012, từ vị trí lập trình viên, hiện chị là Giám đốc Trung tâm Phân tích dữ liệu Viettel Telecom và là đại sứ Việt Nam tại Hội nghị khoa học dữ liệu toàn cầu.

“Nếu minh họa cho hành trình đến với công nghệ bằng một nét vẽ, mình chọn đường gấp khúc vì mục tiêu của mình là luôn hướng lên phía trước”.

Năm 2013, chị được tham gia dự án xây dựng nền tảng cho hệ thống kho dữ liệu kinh doanh tập trung Viettel BI và được giao trọng trách nghiên cứu công nghệ Big Data để xử lý lượng dữ liệu viễn thông ngày càng gia tăng và phức tạp. Đây cũng là dự án đầu tiên đưa chị Linh bén duyên với lĩnh vực này.

“Từ lúc đó là mình cứ gan lì tiến thẳng thôi, tất nhiên là cũng sẽ có lúc gập ghềnh nhưng cái gập ghềnh đó là để mình rèn luyện và đạt được những mục tiêu cao hơn cho bản thân mình.” Chị Linh chia sẻ.

Sau 11 năm gắn bó, chị Linh đã tham gia nhiều dự án quan trọng tại Viettel như Viettel Data Lake, Viettel Realtime Big Data Platform (vRTAP)…; giải quyết nhiều bài toán kinh doanh tại Việt Nam và các thị trường nước ngoài như Lào, Campuchia, Peru, Myanmar. Tất cả đều chỉ hướng về một mục tiêu duy nhất, xây dựng một trung tâm phân tích dữ liệu, Big Data mang tầm quốc tế.

“Môi trường Viettel có những người anh luôn giúp đỡ mình và trong cảm nhận của mình Viettel cũng chính là một người anh lớn dẫn dắt mình đến ngày hôm nay.”

Trải qua 15 năm làm công nghệ, chị mong muốn trở thành nguồn động viên cho các bạn trẻ đang bắt đầu những bước như mình ngày trước, cổ vũ thêm nhiều chị em tham gia vào nghề này:

“Các bạn hãy đam mê với nghề, rèn luyện chuyên môn sâu, và đừng ngại ngần bước chân vào các cộng đồng quốc tế, nghĩ mình làm được thì sẽ làm được, cố gắng hết mình nhé các bạn gái nhỏ xinh!”

PHỤ NỮ SAO LẠI LÀM NGHỀ CỦA NAM GIỚI

Chị Ngọc Linh (sinh năm 1987) chia sẻ, kể từ lúc chọn trường Đại học, chị đã nghe câu hỏi này đến quen tai: Phụ nữ sao lại đi làm nghề của nam giới? Con gái sao không chọn việc nhẹ nhàng mà làm? Rồi ngay cả khi ra trường, đi làm, bị nghi ngờ khả năng, bị đánh giá thấp, chỉ được giao việc vặt… vì là nữ giới chị cũng đã nhiều lần trải qua. Nhiều bạn gái cùng ngành nản lòng thoái chí, nhưng chị Linh khẳng định: chưa từng có ý định từ bỏ!

Con đường mà chị theo đuổi, cho đến tận thời điểm này chính là phải tạo ra được nhiều hệ thống lớn, áp dụng nhiều công nghệ chuyên sâu cho nhiều người dùng.

Tính ra, theo thống kê của Mỹ, chị Linh thuộc chưa đầy 10% số lập trình viên là nữ theo được con đường công nghệ cao sau 15 năm. Các số liệu thống kê chỉ ra rằng, tỷ lệ phụ nữ rời ngành công nghệ sau 5-10 năm là 60-70%, sau 15 năm thì số người trụ lại chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Đó cũng là lý do các nhà khoa học nữ ở Mỹ lập ra tổ chức Phụ nữ trong khoa học dữ liệu toàn cầu (Woman in Data Science – WiDS) để vinh danh và truyền cảm hứng cho phụ nữ toàn thế giới theo đuổi công việc bị định kiến là “chỉ dành cho nam giới”. Chị Ngọc Linh đã chính thức trở thành đại sứ tại Việt Nam cho tổ chức này từ năm 2021.

Bén duyên với CNTT từ năm lớp 7 nhờ máy tính của anh trai, cô bé Ngọc Linh thời điểm ấy chưa từng nghĩ xa xôi sẽ theo cái công việc khắc khổ này. Chỉ vì mê máy tính, muốn tìm hiểu đến cùng, Linh càng ngày càng bị thế giới kỳ bí của những mã code hấp dẫn. Bắt đầu viết các phần mềm đơn giản đầu tiên giúp mẹ là giáo viên chấm điểm, quản lý học sinh, càng ngày Ngọc Linh càng nhận thức được lợi ích to lớn của việc học lập trình: “Nhờ nó, tôi có thể quản lý cuộc sống của mình tốt hơn. Nhờ nó, tư duy của tôi rõ ràng, ngăn nắp. Cũng nhờ nó, tôi có thể làm rất nhiều việc cùng lúc mà không loạn. Cho nên tôi thường khuyên bạn bè của mình, nếu có thể thì hãy cho con học lập trình từ sớm. Có căn bản, về sau làm gì cũng dễ”.

Học chuyên Tin từ cấp ba, cho đến khi đi làm, chị Ngọc Linh đều sống trong cảnh hoa lạc giữa rừng gươm. Ở thời điểm hiện tại, mỗi lần chủ trì các cuộc họp (tại trung tâm do chị quản lý), cũng vẫn “mình tôi là nữ”.

Công việc lập trình khá vất vả, nhiều áp lực, thời gian tập trung cao, cường độ làm việc lại lớn, thức khuya là chuyện thường ngày ở huyện, nhưng lý do giúp chị chưa từng có ý định giải nghệ là vì: “lúc làm ra được sản phẩm thì sung sướng vô cùng, nhất là khi sản phẩm ấy được áp dụng rộng rãi vào thực tế, giúp cho nhiều người giải phóng được sức lao động”.

Câu chuyện chị Linh nói có vẻ nhẹ nhàng, nhưng đúng như nguyên tắc Assiduity: “Thành công sẽ mỉm cười với người kiên trì ở lại cuối cùng chứ không phải là những người bỏ cuộc”.

ĐƯỢC GIAO VIỆC KHÓ LÀ MAY MẮN

Làm việc ở Viettel 13 năm, với Ngọc Linh, đây là may mắn của chị, vì ở nơi này phụ nữ được tạo điều kiện, được đánh giá và được tham gia vào tất cả các hạng mục “miễn là bạn có khả năng”.

Năm 2013, chị Linh mới vào Viettel chưa lâu, lại đúng thời điểm sinh con nhỏ, nhưng chị vẫn được cấp trên tin tưởng, giao cho thực hiện xây dựng hệ thống Viettel BI áp dụng công nghệ Big Data. Đây là công nghệ mới ở thời điểm đó, ngay cả với cộng đồng thế giới cũng mới chỉ đang trong giai đoạn ươm mầm. Thất bại nhiều lần, thậm chí có lúc chị Linh định quay về công nghệ cũ, nhưng không đành.

“Tự nhiên đầu tư bao nhiêu tiền mà không làm được gì mới, đột phá thì phí. Thế là tôi cùng đoàn đội mò mẫm, thức đêm, có khi 7 ngày không về nhà, để nghiên cứu. Đến khi tìm ra được mô hình, thử nghiệm thành công, rồi được các anh ủng hộ ứng dụng vào thực tế, thử nghiệm tại một số thị trường nước ngoài của Viettel và bung ra phạm vi toàn công ty viễn thông thì cảm thấy mọi cố gắng của mình đều xứng đáng”, chị Linh nhớ lại..

Khi được hỏi về ‘cuộc sống’ tại Viettel, chị thổ lộ, Viettel trong chị là sự biết ơn. “Năm 2021, tôi ốm rất nặng, bản thân không nghĩ có thể quay lại được. Nhưng khi quay lại mọi người rất chào đón và tạo cho tôi nhiều cơ hội. Các lãnh đạo, đồng nghiệp luôn luôn ủng hộ để tôi tiếp tục trên con đường chiến đấu với đam mê của mình. Tôi cảm thấy rất biết ơn.”

Về định kiến “phụ nữ theo nghề đàn ông”, chị Linh nói rằng, lâu rồi chị không bị nó làm phiền nữa: “Thầy tôi bảo học nhiều làm nhiều nghiên cứu nhiều sẽ thành kỹ năng, thành dễ. Chúng tôi làm nghề này, đọc code như người ta đọc sách, như một ngôn ngữ. Tôi thấy rất hay. Khi tôi quản lý các nhân viên nữ, tôi cũng không ưu tiên gì về thời gian hay khối lượng công việc với họ. Tôi chỉ cho họ cơ hội và sự công nhận nên có. Trong ngành CNTT, nếu cố gắng, phụ nữ cũng sẽ tạo ra được thế giới của mình, lộng lẫy không kém gì đàn ông”!

5/5 - (1 bình chọn)